Clone một phần repo với sparse-checkout
Bài viết được sự cho phép của tác giả Huy Trần
Khi sử dụng Git để quản lý source code, sẽ có những lúc chúng ta cần checkout về một phần nhỏ của repo, thay vì toàn bộ repo đó. Ví dụ khi làm việc trên một monorepo rất to, nhưng bạn chỉ cần phụ trách một module rất nhỏ.
Lấy ví dụ một monorepo dùng chung cho cả backend, frontend và mobile team, mỗi team có 3 project là lemon
, orange
và watermelon
, cấu trúc như sau:
├── backend
│ ├── lemon
│ ├── orange
│ └── watermelon
├── frontend
│ ├── lemon-ui
│ ├── orange-ui
│ └── watermelon-ui
└── mobile
├── lemon-app
├── orange-app
└── watermelon-app
Lưu ý khi mình nói monorepo, thì nó là monorepo, tất cả mọi project đều thuộc cùng 1 git repository chứ không có submodule gì hết nhé.
Bạn là một frontend developer thuộc team orange
, để làm việc thì bạn chỉ cần 2 thư mục backend/orange
và frontend/orange-ui
. Không có lý do gì để bạn phải clone toàn bộ repository trên. Để rồi mỗi lần pull code là phải ngồi chờ git nó pull luôn cả những project mà mình không cần làm.
Đầu tiên, chúng ta clone repository này về, và thêm vào option --no-checkout
để lấy về tracking info của repo chứ không lấy về bất cứ file/folder nào cả.
$ git clone --no-checkout git@github.com:thepokemoncompany/secret-project
Lúc này, nếu truy cập vào thư mục secret-project
, bạn sẽ không thấy nội dung gì cả.
Tiếp theo, sử dụng lệnh git sparse-checkout set
để chỉ định các thư mục muốn pull về:
$ git sparse-checkout set /backend/orange /frontend/orange-ui
Kiểm tra danh sách các sparse checkout bằng lệnh:
$ git sparse-checkout list
Bây giờ có thể checkout các file trong list này về bằng lệnh:
$ git checkout
Lúc này bạn sẽ thấy 2 folder backend
và frontend
, bên trong mỗi folder sẽ chỉ có project orange
.
Khi gõ lệnh git status
thì bạn sẽ thấy nội dung kiểu như này:
On branch master
Your branch is up to date with 'origin/master'.
**You are in a sparse checkout with 7% of tracked files present.**
nothing to commit, working tree clean
Chứng tỏ hiện tại chúng ta chỉ đang có khoảng 7% nội dung project trên working copy này.
Lưu ý là chức năng sparse-checkout
chỉ có từ phiên bản git v2.26.0
trở lên.
Bài viết gốc được đăng tải tại thefullsnack.com
Có thể bạn quan tâm:
- Cách viết một bug report tốt
- Instagram ra mắt tính năng Checkout khiến shopping dễ dàng hơn bao giờ hết
- Repository design pattern hoàn thiện trong Laravel
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?