5 ngôn ngữ lập trình mới bạn cần phải biết trong năm 2022
Lập trình viên hiện là một trong những ngành Hot nhất hiện nay. Cho dù là bạn chỉ mới chập chững lập trình hay là đã là một programmer chuyên nghiệp, bạn vẫn luôn tự hỏi mình rằng: Nên học tiếp cái gì đây?
Với sự phát triển và thay đổi vượt bật của ngành web, bạn sẽ luôn thấy rằng có rất nhiều thứ mới mẻ mà bạn cần phải học. Nhưng câu hỏi đặt ra là bạn sẽ học ngôn ngữ lập trình mới nào đây?
Sở thích, kiến thức bản thân, và mục tiêu sự nghiệp là những thứ bạn nên cân nhắc để đưa ra lựa chọn cho ngôn ngữ mình muốn học. Ngoài ra bạn cũng nên xem thêm về bảng xếp hạng các ngôn ngữ hàng đầu được giới công nghệ ưa thích với những lựa chọn không thể nào sai được với Java hoặc Python. Nhưng nếu bạn muốn thử một thứ khác lạ, để đáp ứng cho một lĩnh vực đặc biệt mà lại có nhu cầu cao. Bài viết sẽ giới thiệu 5 ngôn ngữ lập trình mới trong năm nay, đáng để bạn học.
Groovy
Groovy là một loại ngôn ngữ lập trình tập trung về object-scripting, được tạo ra bởi Apache dành cho platform Java. Dự án vốn được bắt đầu từ 2003 nhưng mãi đến 2007 thì phiên bản ổn định đầu tiên (Groovy 1.0) mới được chính thức tung ra. Kể từ đó, Groovy đã được nhiều ông lớn công nghệ sử dụng như Netflix, Linkedin, Airbus, and Mastercard.
Groovy được đánh giá là được viết ra cho Java bytecode, vì thế mà nó hoạt động rất hiệu quả với bất cứ Java library nào. Nếu bạn đã lập trình được bằng Java hoặc bất cứ ngôn ngữ nào sử dụng cú pháp curly-bracket thì bạn sẽ học được Groovy khá dễ dàng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những lợi ích của Groovy so với Java hãy vào xem cuộc thảo này trên Quora về những điểm mạnh của Groovy, cũng như JavaRevisited blog với bài viết phân tích 10 điểm khác nhau giữa Groovy và Java. Ngoài ra, trang chính của Groovy cũng có một bài tóm tắt về sự khác biệt của nó.
Do Groovy là một nguồn mở, bạn có thể tìm mã gốc tại Github, hoặc bạn đóng góp công sức vào project đó luôn nếu bạn muốn.
Mặc dù Groovy được đánh giá cao bởi nó giúp developer làm việc tốt hơn, nhưng nó còn cho phép ta dùng Grails Web Application Framework.
Nói cách khác, Grails cho phép ta tạo ra các ứng dụng web với Groovy. Bao gồm các tính năng khá thú vị như integrated ORM / NoSQL support, pluggability, powerful view technology, etc.
Rust
Rust được xếp hạng nhất trong hạng mục “The Most Loved” từ cuộc khảo sát về developer của Stack Overflow’s 2016, bởi tiềm năng của nó. Rust là một ngôn ngữ về hệ thống lập trình của Mozilla. Rust Không dùng để tạo ra các ứng dụng cho end-use mà là cho các hardware. Vì thế mà nó nằm chung nhóm với những ngôn ngữ lập trình như C hoặc C++ (Chứ không phải là JavaScript, Python, Perl, etc.).
Mozilla tuyên bồ rằng mục đích của Rust là tận dụng tối đa sức mạnh của multi-core processor. Rust tập trung vào việc tối ưu hóa performance và memory safety, nó ngăn chặn sự xuất hiện của lỗi phân mảng cũng như rất dễ học nhờ vào cú pháp đơn giản. Danh sách các ông lớn sử dụng Rust cũng khá là ấn tượng với Dropbox, Telenor Digital, Coursera, và SmartThings.
Rust là một open-source, vì thế mà bạn có thể kiếm mã gốc của nó trên Github. Nếu bạn có hứng thú và muốn học nó thì có thể bắt đầu với The Book, được viết bởi chính nhóm tạo ra Rust. Ngoài ra bạn có thể download Rust compiler từ chính trang web của Rust, ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy khá nhiều thông tin hữu ích trên đó.
Ở video dưới đây, các developer của Mozilla đang nói về nguyên nhân vì sao họ hi vọng Rust sẽ giúp web app trở thành một đối thủ với các ứng dụng truyền thống trong tương lai, cũng như việc nó giải quyết những hạn chế của C++.
Elixir
Elixir là ngôn ngữ lập trình chuyên về functional programming, cho phép developer tạo ra các ứng dụng có liên quan tới realtime distrubuted. Được khai sinh vào 2011 bởi một core Ruby contributor với mục đích giải quyết vấn đề của Ruby liên quan tới việc viết các đoạn code concurrent. Elixir được tạo ra nhằm cải thiện hiệu năng của các ứng dụng Rails chạy trên nhiều CPUs (vào đây để biết thêm chi tiết)
Elixir là một lựa chọn tuyệt vời cho lập trình các ứng dụng dành cho network và những hệ thống phản hồi cao cấp như phần mềm cho ngân hàng, và cho data processing. Elixir chạy trên Erlang Virtual Machine (BEAM) và được compiled cho Erlang bytecode. Vì vậy mà Elixir developer có toàn quyền truy cập vào Erlang’s ecosystem.
Nếu bạn vẫn chưa biết gì về functional programming, thì bắt đầu với Elixir ngay sẽ trở nên khó khăn hơn, nhưng nó có thể giúp bạn có một cách nhìn hoàn toàn mới về lập trình. Nói cách khác, functional programming thực ra rất khác biệt so với object-oriented programming bởi nó không hề dùng tới objects và classes mà lại sử dụng operations trong functions và modules.
Nếu bạn muốn có thêm thông tin và cảm hứng trước khi nhập cuộc thì hãy đọc qua bài viết của Spreedly Engineering về You’re Smart Enough for Elixir, nó thật sự sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin lên rất nhiều. Ngoài ra official Elixir website cũng có khá nhiều nguồn hữu ích, hướng dẫn chi tiết để bạn có thể học Elixir nhanh nhất có thể. Elixir cũng có mặt trên diễn đàn Github nên bạn có thể kiếm mã nguồn của nó để xem những vấn đề cũng như các thay đổi cập nhật được đưa ra.
Go
Ngôn ngữ lập trình Go được Google tung ra vào 2009, kể từ đó, hãng cũng dùng nó trong nhiều hệ thống khác nhau. Go là một ngôn ngữ lập trình về số liệu – statically typed, concurrent, compiled với mục đích kiếm soát và giải quyết các vấn đề lập trình mà các công ty lớn đang gặp phải. Vì thế mà tương tự như Java và C++, Go cũng thích hợp với những hệ thống lớn.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát về GO 2016, phần lớn các developer đều hài lòng với GO. Lí do được nói đến nhiều nhất là bởi vì Go rất đơn giản, dễ sử dụng, hiệu năng tốt và có tính năng concurrency. Go còn giảm thiểu thời gian cho compile nhờ đó mà việc code-test-build loop diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế mà GO được đánh giá là lí tưởng cho Test-Driven Development (TDD).
Nếu bạn muốn biết thêm về những tính năng và lợi ích của GO, hãy đọc bài viết này để hiểu thêm vì sao mà GO lại được nhiều người yêu thích. Go có một lượng người dùng là các công ty công nghệ hàng khủng như Youtube, Bitbucket, Basecamp, BBC, Dropbox, và còn nhiều nữa (List về Go user).
Go trang chủ là một nguồn vô cùng hữu ích, bạn có thể tìm thấy một live demo khá cool để test Go hoạt động như thế nào, và còn nhiều thứ hữu ích khác nữa như documentation, packages, hướng dẫn cài đặt, Go blog. Tất nhiên, Go cũng là open-source, nên bạn có thể tìm được mã nguồn của nó tại Github.
R
Trong những năm gần đây, R càng được nhiều developer biết đến nhờ vào lượng data cực lớn mang tính cách mạng. R có thể xem là phiên bản open-source của proprietary S, được viết ra với sự hợp tác của Ross Ihaka và Robert Gentleman, thuộc đại học Auckland ở New Zealand vào những năm 1990s.
R có thể được dùng cho tính toán thống kê và đồ họa, nó cho phép bạn hoàn thành được những task như data processing, data mining, data analysis, và statistical reporting.
Hiện nay, R đang được rất nhiều công ty săn đón, theo O’Reilly’s 2016 Data Science Salary Survey, các R developer luôn có mức lương rất ấn tượng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi R cũng là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất của MOOCs.
Bạn có thể download R từ trang web chính của nó, ngoài ra còn có The R journal, manuals và books. Còn nếu bạn muốn đọc những bài viết mới hơn thì R-bloggers là một nơi lí tưởng với tính năng cho phép bạn viết ra blog về R của chính mình.
R sử dụng SVN để kiểm soát và quản lí các version và bản cập nhật nhưng bạn có thể vào read-only mirror của mã nguồn tại Github, vốn sễ dễ dàng hơn cho bạn. Nếu bạn tò mò muốn biết thêm các project có sử dụng R thì hãy vào đây theo dõi.
Nguồn: blog.topdev.vn via Hongkiat
- Đ Đại dương xanh cho Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo
- L Lakehouse Architecture: Nền tảng dữ liệu cho ứng dụng AI trong tương lai
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết